Anh thợ cơ khí liệt nửa người, bước tiếp bằng đôi tay còn lại
- Ngày: 01-01-1970
- Lượt xem: 336
Anh thợ cơ khí liệt nửa người, bước tiếp bằng đôi tay còn lại
Một ngày cách đây 17 năm, khi anh Thông đang ở tuổi 30 chín muồi nhất của sự nghiệp và gia đình, thì biến cố ập đến. “Xe cẩu trong công trình trượt cáp. Một cây kèo khối lượng hàng tấn quét ngang chỗ tôi đang đứng, đập thẳng vào lưng. Tôi bị hất văng vào nhà xưởng, chỉ kịp thấy như trời giáng, rồi mọi thứ tối sầm lại…”, anh rùng mình, nhắc lại tai nạn kinh hoàng, điều anh đã cố quên trong một quãng đời rất dài nhưng chưa bao giờ quên được…
Cuộc đời khi anh mở mắt tỉnh dậy trong bệnh viện, vẫn tối sầm. Có một bất thường khiến anh thắc mắc, tai nạn rất nặng, nhưng sao anh chỉ thấy đau nhức nơi bả vai và hai cánh tay? Anh thử cựa quậy, toàn bộ phần dưới cơ thể từ ngực đổ xuống, không đau đớn, không cảm giác, và… không còn theo sự điều khiển của anh nữa.
Bác sĩ nói anh chỉ bị chấn thương cột sống, nhưng cũng phải đến 6 tháng mới đi lại được. Anh không tin, khi mà cảm nhận về chính cơ thể mình hoàn toàn trái ngược với điều đó. Anh hiểu rằng, những điều tồi tệ nhất đã đến.
Anh cứ nằm đó rất lâu, như người mất hồn. Anh nghĩ về ngày tháng cũ. 23 tuổi, anh lặn lội từ quê Tiền Giang lên Sài Gòn mưu sinh. Khởi nghiệp bằng xe đạp và thùng bánh da lợn, anh thấy đây không phải nghề của mình. Anh đam mê máy móc, động cơ hơn, nên lân la đến một tiệm cơ khí gần vòng xoay Phú Lâm (Q.6) để phụ giúp lặt vặt
Nhưng, cái chết giờ đây với anh cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa, vì chết cũng không đủ. Hơn thế, nếu anh chết, mẹ và những người thân thương của anh sẽ thêm một nỗi đau. Nhưng nếu anh cứ nằm mãi làm một thằng vô dụng, thì họ còn khổ hơn. “Nên, tôi biết mình chỉ có duy nhất một con đường: đứng dậy và sống tiếp”, anh nói.
Nhiều năm trời, anh kiên trì tập vật lý trị liệu, lấy lại sức khỏe cho đôi tay. Anh mở tiệm sửa xe, cố gắng thích nghi với cuộc sống “tàn nhưng không phế”. Anh tiếp tục mày mò máy móc, và may thay, anh vẫn “mát tay” như xưa. Động cơ nào qua tay anh cũng êm xuôi như mới, từ thuyền bè, xe cẩu, xe ủi,…
“Làm được một thứ gì đó, mừng như muốn khóc. Càng làm lại càng thấy phấn khởi, thấy mình vẫn còn đáng sống trên đời. Anh em, bạn bè cũng nhiệt tình phụ giúp, động viên. Ai hư hỏng thuyền, xe, đều tìm đến tôi “bắt bệnh”. Nhưng muốn sửa thì phải bế tôi ra, rồi cái nào nặng quá thì chịu khó phụ tôi một tay. Tôi đi lái máy xúc nữa, vẫn ngon lành vì xe này không cần dùng chân”, anh cười. Nụ cười đầy tươi sáng.
Bài viết khác
-
Cơ Khí KSC - Chuyên Cung Cấp Cầu Trục Hàn Quốc Uy Tín
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 485
Qua nhiều thập kỉ, với kinh nghiệm về công nghiệp - công nghệ, thế giới đã có bước đà phát triển mới về cầu trục hàn quốc
Xem chi tiết -
Những sự cố thường gặp khi sử dụng cầu trục là gì?
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 499
Cầu trục là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Trong quá trình sử dụng cầu trục, nếu xảy ra sự cố, bạn cần bình tĩnh khắc phục và phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra.
Xem chi tiết -
Palang - Thiết Bị Hỗ Trợ Nâng Hạ Tốt Nhất Hiện Nay
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 447
Địa chỉ bán palang - Mua palang ở đâu - Palang tốt tại hcm - Ngày nay việc sử dụng các thiết bị máy móc tham gia vàO
Xem chi tiết