Làm gì để ngành cơ khí Việt Nam bứt phá?
- Ngày: 01-01-1970
- Lượt xem: 354
Làm gì để ngành cơ khí Việt Nam bứt phá?
Theo bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã chỉ ra một số giải pháp để phát triển ngành cơ khí Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ - sản xuất linh kiện, phụ tùng bằng kim loại.
Theo bà Bình, việc đầu tiên là thu hút đầu tư, phát triển số lượng doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng kim loại còn hạn chế cả về số lượng và chủng loại sản phẩm, công nghệ. Vì vậy giải pháp cơ bản là khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, cải tiến các thủ tục đầu tư, có chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án sản xuất sản phẩm trong nước còn thiếu, sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với các lĩnh vực sản phẩm, công nghệ cơ khí chế tạo quan trọng, Nhà nước xem xét hỗ trợ tìm kiếm nguồn công nghệ và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính trong xây dựng, mua sắm máy móc, đào tạo lao động, kết nối với các cơ quan, tổ chức liên quan.
Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học công nghệ làm nền tảng để phát triển ngành cơ khí chế tạo, đặc biệt là các công nghệ chế tạo cơ bản. Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu mở rộng liên kết, liên doanh, nghiên cứu theo nhu cầu của doanh nghiệp. Thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đo lường, kiểm định, hiệu chỉnh sản phẩm, máy móc thiết bị trong ngành cơ khí.
Kết nối với các dự án quốc tế, chuyên gia nước ngoài về cơ khí chế tạo để hỗ trợ trực tiếp tại các doanh nghiệp, cả về công nghệ và phương pháp quản lý.
Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến, nhằm đảm bảo chất lượng, loại bỏ lãng phí và phù hợp với yêu cầu quốc tế.
Cũng theo bà Bình, nhân lực cũng là vấn đề cần chú trọng. Định hướng, thu hút người học vào ngành cơ khí chế tạo. Đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị hiện đại, hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Đẩy mạnh đào tạo công nhân bậc cao, công nhân lành nghề, đào tạo theo nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tăng cường quảng bá, giới thiệu thông tin về các sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước đã sản xuất được. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp cơ khí trong nước, làm cơ sở xúc tiến liên kết giữa doanh nghiệp và thị trường, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cấp quốc gia.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến liên kết, cung ứng giữa doanh nghiệp cơ khí chế tạo và các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Tổ chức các khu trưng bày, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về cơ khí chế tạo, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường cho ngành cơ khí chế tạo.
Bài viết khác
-
Cơ Khí KSC - Chuyên Cung Cấp Cầu Trục Hàn Quốc Uy Tín
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 484
Qua nhiều thập kỉ, với kinh nghiệm về công nghiệp - công nghệ, thế giới đã có bước đà phát triển mới về cầu trục hàn quốc
Xem chi tiết -
Những sự cố thường gặp khi sử dụng cầu trục là gì?
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 499
Cầu trục là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Trong quá trình sử dụng cầu trục, nếu xảy ra sự cố, bạn cần bình tĩnh khắc phục và phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra.
Xem chi tiết -
Palang - Thiết Bị Hỗ Trợ Nâng Hạ Tốt Nhất Hiện Nay
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 447
Địa chỉ bán palang - Mua palang ở đâu - Palang tốt tại hcm - Ngày nay việc sử dụng các thiết bị máy móc tham gia vàO
Xem chi tiết