Cách kỹ sư Việt chế tạo giàn khoan dầu khí
- Ngày: 01-01-1970
- Lượt xem: 418
Cách kỹ sư Việt chế tạo giàn khoan dầu khí
Khi PVShipyard mới thành lập, nhiều người nghĩ các kỹ sư tuổi trung bình 28 không chế tạo được giàn khoan, nhưng chỉ ba năm, giàn tự nâng 90 mét ra đời.
Tháng 3/1981, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, đã thị sát việc hạ thủy chân đế giàn khoan đầu tiên của Vietsovpetro. Nhìn thấy 100% thiết bị và kỹ sư lắp giàn khoan là của nước bạn, ông Mười đã hỏi phía Việt Nam rằng giàn khoan có bao nhiêu tấn thép, bao nhiêu bulong, kích cỡ thế nào.
"Khi ấy chúng tôi không trả lời được đầy đủ vì đó là phần chế tạo của nhà máy thiết kế. Gương mặt suy tư của ông như muốn hỏi: nước ta có thể làm được gì. Những nhà máy cơ khí, các Viện thiết kế của chúng ta có thể làm được gì, dù là những chi tiết rất đơn giản để không phải nhập từ Liên Xô?", ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, khi ấy là Phó Tổng Giám đốc của Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, kể.
Gần 20 năm sau, giấc mơ làm chủ công nghệ giàn khoan mới dần trở thành hiện thực. Ngày 26/11/2001, Chính phủ quyết định thành lập công ty Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí PV Drilling, nhằm chủ động trong việc khoan và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên ngành của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN).
Nhưng việc đầu tư giàn khoan hàng trăm triệu USD là một gánh nặng với ngân sách. Trước những ý kiến tranh luận gay gắt, Thủ tướng Phan Văn Khải khi ấy đã họp với Tập đoàn dầu khí Việt Nam để quyết. Trong cuộc họp, lãnh đạo PVDrilling đưa ra phép tính: Việt Nam đang thuê 10 giàn khoan của nước ngoài, mỗi ngày tiên thuê là 100.000 USD, 10 giàn là một triệu USD, chưa đầy ba năm đã mất cả tỷ USD. Sau khi lãnh đạo PV Drilling quả quyết có thể tự vận hành giàn khoan, ông Khải chốt: "Chúng ta cần có giàn khoan của Việt Nam".
Năm 2005, PV Drilling ký hợp đồng đóng giàn khoan tự nâng đa năng đầu tiên. Đến tháng 3/2017, giàn khoan PV Drilling 1 được hoàn thành, với 100% vốn Việt Nam, nhưng từ thiết kế và chế tạo đều ở Singapore.
Cũng trong năm đó, Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí PV Shipyard ra đời với bốn cổ đông chiến lược, nhằm thực hiện chủ trương phát triển lớn mạnh ngành cơ khí chế tạo giàn khoan dầu khí trong nước. Hơn 10 năm trôi qua, kỹ sư Phan Tử Giang, Tổng Giám đốc điều hành đầu tiên của PVShipyard, vẫn nhớ không khí hối hả, sôi nổi nhưng căng thẳng của những ngày đầu. "Thời gian đầu PV Shipyard không được nhiều sự ủng hộ vì đội ngũ kỹ sư quá non trẻ, và việc đóng giàn khoan ở Việt Nam chưa có tiền lệ. Đến năm 2009 tập đoàn mới tìm ra mô hình, PVN làm chủ đầu tư và PV Shipyard làm tổng thầu", ông Giang nhớ lại.
Bài viết khác
-
Cơ Khí KSC - Chuyên Cung Cấp Cầu Trục Hàn Quốc Uy Tín
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 484
Qua nhiều thập kỉ, với kinh nghiệm về công nghiệp - công nghệ, thế giới đã có bước đà phát triển mới về cầu trục hàn quốc
Xem chi tiết -
Những sự cố thường gặp khi sử dụng cầu trục là gì?
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 499
Cầu trục là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Trong quá trình sử dụng cầu trục, nếu xảy ra sự cố, bạn cần bình tĩnh khắc phục và phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra.
Xem chi tiết -
Palang - Thiết Bị Hỗ Trợ Nâng Hạ Tốt Nhất Hiện Nay
- Ngày: 29-12-2023
- Lượt xem: 447
Địa chỉ bán palang - Mua palang ở đâu - Palang tốt tại hcm - Ngày nay việc sử dụng các thiết bị máy móc tham gia vàO
Xem chi tiết